Lịch sử Arnhem

Tòa thị chánh cũTrận ArnhemCầu John Frost, nhìn từ đài tưởng niệm Không kỵTrung tâm thành phố ArnhemGa đường sắt Arnhem Centraal

Thuở sơ khai

Những di tích khảo cổ lâu đời nhất về sự hiện diện của con người ở Arnhem là hai hòn đá lửa có niên đại khoảng 70,000 năm về trước. Những hòn đá này có từ thời kỳ đồ đá, khi người Neanderthal sống tại khu vực này ở châu Âu. Ở Schuytgraaf, những tàn tích của một trại săn bán có từ khoảng 5000 năm trước Công Nguyên đã được khám phá. Tại Schaarsbergen, mười hai nấm mồ đá được tìm thấy có niên đại từ 2400 năm trước công nguyên, đánh dấu sự kiện gọi là Cách mạng Neolithic tại vùng Arnhem, cho ra đời những nông dân đầu tiên.

Những khu định cư sớm nhất ở Arnhem có từ năm 1500 Trước Công Nguyên, với những dấu tích phát hiện tại Hoogkamp, nơi Van Goyenstraat hiện đang nằm tại vị trí này. Ở khu nội đô, quanh Sint-Jansbeek, các dấu tích khu định cư đã được tìm thấy có niên đại khoảng 700 năm trước công nguyên, trong khi những dấu tích phía nam Rhine có niên đại 500 năm trước công nguyên, tại Schuytgraaf.

Mặc dầu những dấu tích những khu định cư đầu tiên không cho thấy những cư dân Arnhem không có nguồn gốc từ những khu rừng ở vùng núi, Arnhem đã không được xây dựng trên bờ của sông Rhine, mà được xây dựng tại khu vực cao hơn ở Sint-Jansbeek. Arnhem nổi lên nhưng là một địa điểm trên đường nối giữa NijmegenUtrecht/Zutphen. Bảy dòng nước cung cấp cho thành phố ngườn nước, và chỉ khi dòng sông Rhine đổi hướng vào năm 1530, thành phố mới được tái vị trí trên bờ sông.

Thời kỳ Trung cổ

Arnhem được đề cập đầu tiên vào năm 893 với cái tên Arneym hay Arentheym. Năm 1233, Bá tước Otto II của Guelders từ Zutphen, đã ban tước quyền thành đô cho Arnhem, vốn thuộc về abbey of Prüm, đặt thủ phủ và củng cố thành lũy tại đây. Arnhem tham gia vào Liên minh Hanseatic vào năm 1443. Năm 1473, thành phố bị Charles the Bold của Burgundy chiếm đóng.

Thế kỷ 16 và 17

Năm 1514, Charles xứ Egmond, Công tước Guelders, chiếm nơi này từ tay Burgundy; năm 1543, thành phố rơi vào tay hoàng đế Charles V. Với vị trí là thủ phủ của "Kwartier van Veluwe" thành phố gia nhập Liên minh Utrecht trong Chiến tranh tám mươi năm vào năm 1579. Sau trận bao vây IJsseloord thực hiện bởi lính Hà Lan và Anh vào năm 1585 thành phố trở thành một phần của Cộng Hòa Hà Lan.

Người Pháp chiếm thành phố trong khoảng thời gian 1672–74.

Thế kỷ 18 và 19

Từ năm 1795 đến 1813, thành phố bị chiếm bởi người Pháp, bởi cả lực lượng cách mạng và bảo hoàng.

Vào đầu thế kỷ 19, các thành lũy trước đây gần như bị hư hỏng, nhờ đó thành phố có khoảng không gian mở rộng ra ngoài. Sabelspoort (Sabresgate) là tàn tích duy nhất còn sót lại của tường thành cũ.

Vào thế kỷ 19, Arnhem là khu nghỉ mát quý phái với vẻ ngoài như tranh vẻ. Nơi này được biết đến với cái tên "het Haagje van het oosten" (Tiểu Hague phương Đông), chủ yếu vì vô số nhà trồng mía đường đến Indies đến sinh sống ở đây, như họ đã làm điều tương tự ở The Hague. Vẻ đẹp của thành phố vẫn tồn tại đến ngày nay nhờ và các khu công viên và khoảng không gian xanh. Việc đô thị ở vùng phía bắc cao của thành phố là điều thường thấy ở Hà Lan.

Trận Arnhem

Bài chi tiết: Trận Arnhem

Trong Thế chiến II (1939–1945), và trong Chiến dịch Market Garden (tháng 9 năm 1944), Sư đoàn 1 Không kỵ (United Kingdom), dưới sự chỉ huy của Thiếu tướng Roy Urquhart, và Tiểu đoàn 1 Dù Độc lập Ba Lan được giao nhiệm vụ bảo toàn cây cầu tại Arnhem. Các đơn vị Glider infantrylính dù đáp xuống khu vực vào ngày 17 tháng 9 và thời gian sau đó. Nơi thả các đơn vị này năm khá xa cây cầu và khiến cho họ không đến được mục tiêu. Một phần nhỏ của đơn vị Không kỵ 1 Anh, Tiểu đoàn Dù 2 dưới quyền Lieutenant Colonel John D. Frost, đã xoay xở đến tiến gần đến cây cầu, nhưng không thể làm chủ được cả hai phía cây cầu. Lính Anh vấp phải sự kháng cự quyết liệt từ Sư đoàn 9 SS Panzer HohenstaufenSư đoàn 10 SS Panzer Frundsberg của Đức đóng trong và quanh thành phố.

Cuối cùng, các lực lượng Anh tại cầu hết đạn dược và bị bắt vào ngày 21 tháng 9, và các lực lượng còn lại phải tổng rút lui vào ngày 26 tháng 9. Những sự kiện này đã được chuyển thể thành bộ phim 1977 A Bridge Too Far. (Cảnh cây cầu không được quay ở Deventer, và một cây cầu tượng tự ở IJssel được quay, vì lý do khu vực quanh cầu Arnhem đã thay đổi nhanh chóng sau thời kỳ Thế chiến II). Để tưởng nhớ sự kiện này, cây cầu xây sau này được đổi tên 'Cầu John Frost' vốn là chỉ huy của đơn vị lính dù. Ngày tưởng niệm chính thức là 17 tháng 9.

Cây cầu hiện tại là cây cầu thứ ba được xây dựng trên cùng một vị trí của những cây cầu cũ. Lục quân Hà Lan đã phá hủy cây cầu đầu tiên khi German Army xâm chiếm Hà Lan vào năm 1940. Cây cầu thứ hai bị phá huy bởi United States Army Air Forces một thời gian ngăn sau trận đánh 1944.

Giải phóng

Bài chi tiết: Giải phóng Arnhem

Trận đánh thứ hai tại Arnhem diễn ra vào tháng 4 năm 1945 khi thành phố được Sư đoàn 49 Bộ binh (West Riding) Anh quốc tiến vào dưới quyền Quân đoàn Canada thứ nhất.

Ngay phía ngoài Arnhem, ở thị trấn Oosterbeek Commonwealth War Graves Commission đã xây dựng Nghĩa tranh chiến tranh Arnhem Oosterbeek chôn cất nhiều binh sĩ trong sự kiện nhảy dù tháng 9, và nhiều binh sĩ hi sinh khi chiến đấu trong khu vực.